Giới thiệu painting class

Học vẽ góp phần phát triển tư duy của trẻ

Hội họa thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy khuyến khích trẻ học vẽ vì môn học này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp con thông minh hơn vì đây là môn nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh… Do đó, thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển, giúp con thông minh hơn.

Và chúng ta đều biết rằng tất cả mọi trẻ em đều biết vẽ trước khi biết viết, biết hát trước khi biết nói. Khi khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả và lý thú nhất. Nét vẽ nguệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đó chính là cảm xúc, tình cảm, ước mơ khám phá thế giới thật mới lạ xung quanh mà  trẻ thể hiện trên trang giấy. Tranh vẽ chính là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ.

 

Không những thế, học vẽ còn mang lại 7 lợi ích sau:


1. Rèn luyện trí nhớ 

Muốn con thông minh, cha mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé bằng cách học vẽ. Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày.

Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng vẫn nên tỏ thái độ hài lòng. Ví dụ, khi con vẽ một quả táo, có thể sự mô phỏng hình thù quả táo trên bức tranh của con thật kỳ lạ và khác xa thực tế thì điều này cũng không nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sáng tạo ở trẻ nhỏ và sự sáng tạo này mạnh nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi.


2. Nâng cao khả năng quan sát 

Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con.

Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.


3. Nâng cao khả năng tưởng tượng

Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ.

Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.


4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn 

Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.

Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ.

Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.


5. Vẽ giúp não trẻ hoạt động 

Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn.

Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.


6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều 

Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.


7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc 

Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con.

Tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ. Trẻ em thích vẽ tranh dù chỉ mới là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Cha mẹ, thầy cô và cảnh vật luôn là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên, là hình tượng nghệ thuật quan trọng có tác dụng gợi mở khả năng hội họa của trẻ.

 

Sưu tầm và tổng hợp


 

CÁC LỚP HỌC CỦA PAINTING CLASS

 

(4-6 tuổi)

Rèn luyện khả năng tập trung và phối hợp vận động của bé 4-6 tuổi. Gỉảng dạy và phát huy sáng tạo theo khả năng của bé để bé có thể nhận ra các yếu tố của hình dạng và kết hợp chúng trong bản vẽ từ các sinh vật trong thiên nhiên và các đối tượng từ thế giới của bé.Gíup bé nhìn thế giới xung quanh mình bằng ngôn ngữ của hội họa qua đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục nhầm nâng cao tư duy sáng tạo và phát huy tối đa các tố chất thẩm mỹ của bé.

Học sinh sẽ được học với các chất liệu: Bút sáp, bút lông màu, màu nước

 

 (6-13 tuổi)

Học sinh được học các nguyên tắc cơ bản về cách phối màu, cách bố cục trong tranh, cách nhìn hình khối trong tự nhiên và phương pháp phát thảo bản vẽ - nhầm giúp các em học sinh phát triển tư duy sáng tác tranh và thể hiện cảm xúc suy nghĩ, ý tường trong những tác phẩm sáng tác của mình.

Học sinh sẽ được học với các chất liệu:Pastel, màu nước, sơn dầu, sơn Acrylic

 

 (13-18 tuổi)

Học sinh sẽ được học các kỹ thuật phối cảnh và cách sử dụng chúng trong việc tạo ra các bản vẽ từ các phong cảnh trong thực tế, cách phối màu theo thời gian như màu sắc buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, học về cách sử dụng ánh sáng trong không gian của tranh, cách tạo hình của đường nét và bố cục. Các bài học sẽ giới thiệu cho họ nguồn cảm hứng từ những vật liệu khác nhau để tạo nên những bức tranh sinh động mỹ thuật.

Học sinh sẽ được học với các chất liệu:: Graphite Pencil, Chalk Past, Oil Pastel, sơn dầu

 

(người lớn)

Một lớp nghiên cứu độc lập cho người trưởng thành, hướng học viên học theo sở thích sáng tác riêng của mình theo các chủ đề mà học viên lựa chọn.

Học sinh sẽ được học với các chất liệu:: Graphite Pencil, Oil Pastel, sơn dầu,sơn Acrylic